QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHẠM NHÂN VÀ NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ
Tái hòa nhập cộng đồng là một trong những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước dành cho phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù.
I. Tái hòa nhập cộng đồng với người được đặc xá
Tái hoà nhập cộng đồng đối với người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng là người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam là một hoạt động chính trị, xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là sự chung tay của xã hội để giúp những người lầm lỡ trở thành người có ích, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung sau:
– Các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho người được đặc xá:
+ Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.
+ Định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân.
+ Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng.
+ Thông báo phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù.
– Các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người được đặc xá:
+ Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng
+ Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý
+ Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù
+ Các biện pháp hỗ trợ khác
– Trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng:
+ Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan.
+ Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
+ Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh, huyện, xã.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình tham gia giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù.
II. Chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật là một nội dung được Nhà nước quan tâm, thể hiện trên chính sách, pháp luật và việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên thực tế. Cùng với việc ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ một cách thiết thực đối với các đối tượng này, chính sách của Nhà nước quán triệt nguyên tắc nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành xong án phạt tù.
Tại Nghị định số 49/2020/NĐ-CP đã quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù. Các biện pháp bao gồm:
– Thông tin, truyền thông giáo dục về hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
+ Thông tin, truyền thông giáo dục về hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù.
+ Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
+ Dạy nghề, giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.
+ Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho người chấp hành xong án phạt tù.
+ Các biện pháp hỗ trợ khác.
Cùng với việc xác lập các biện pháp, Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả.
Người chấp hành xong án phạt tù cần thực hiện một số nghĩa vụ như: Phải trở về nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù hoặc Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị công tác cũ theo đúng thời gian quy định; chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của chính quyền địa phương, đơn vị, tổ chức xã hội và nhân dân nơi cư trú, công tác, học tập trong thời gian chưa được xóa án tích; định kỳ báo cáo kết quả chấp hành pháp luật và việc thực hiện các cam kết, nghĩa vụ dân sự (nếu có) với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi cư trú, công tác, học tập; tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật khác.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com