skip to Main Content

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN CHƯA THÀNH NIÊN

Đảng và Nhà nước ta coi việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người phạm tội lầm lỡ nói chung, đặc biệt là người chưa thành niên (NCTN) phạm tội để họ cải tạo bản thân, hòa nhập với cuộc sống bình thường và trở thành người có ích trong xã hội là một chính sách lớn thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ ta và là trách nhiệm của xã hội. Trên cơ sở định hướng đó, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, pháp luật Việt Nam, về tái hòa nhập cộng đồng đối với NCTN phạm tội được thể hiện trong nhiều văn bản như Luật Trẻ em, BLHS, Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ảnh đăng Bài

Luật Trẻ em năm 2016 có những quy định mang tính nguyên tắc để hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng. Theo đó, tại Điều 72 Luật Trẻ em 2016 quy định rõ trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong quá trình phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em là theo dõi, hỗ trợ việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục tại cộng đồng, tái hòa nhập đối với trẻ em vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 71 của Luật này; tham gia xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em và giám sát việc thực hiện; kết nối dịch vụ và hỗ trợ việc phục hồi, tái hòa nhập cho trẻ em.

Bên cạnh đó, Điều 73 Luật Trẻ em 2016 quy định về phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ em phạm tội với các nội dung cụ thể như sau:

  1. Trường giáo dưỡng, trại giam có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cứ trú thực hiện các biện pháp sau nhằm chuẩn bị và thúc đấy việc tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật:
  • Duy trì mối liên hệ giữa trẻ em với gia đình;
  • Tổ chức học văn hóa, học nghề, kỹ năng sống cho trẻ em;
  • Xem xét, đánh giá quá trình chấp hành việc học tập, rèn luyện của trẻ em trong trường giáo dưỡng, trại giam để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền việc chấm dứt biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.
  1. Chậm nhất 02 tháng trước khi trẻ em chấp hành xong hình phạt tù, 01 tháng trước khi trẻ em chấp hành xong biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ hoặc trường giáo dưỡng nơi trẻ em đang chấp hành hình phạt tù hoặc biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo và cung cấp thông tin có liên quan cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em về cư trú để chuẩn bị việc tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.
  2. Chủ tịch UBND cấp xã nơi trẻ em cư trú có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp, hỗ trợ và áp dụng biện pháp bảo vệ đối với trẻ em vi phạm pháp luật thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Trẻ em 2016
  3. Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, tư pháp, Công an, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để hướng dẫn, giúp đỡ UBND cấp xã trong việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và áp dụng các biện pháp pháp lý đối với trẻ em.

Bộ luật Hình sự 2015 bên cạnh việc tiếp tục quy định về giảm thời gian chấp hành hình phạt, miễn chấp hành hình phạt đã bổ sung các quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện và xóa án tích tạo thuận lợi cho việc tái hòa nhập cộng đồng của NCTN phạm tội.

Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định cụ thể về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân nói chung, trong đó có phạm nhân chưa thành niên với những nội dung chính như sau:

  • Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
  • Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.
  • Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
  • Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp: Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; dạy nghề, giải quyết việc làm; trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; các biện pháp hỗ trợ khác.

Trên đây là sơ lược ý kiến tư vấn của ASV liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của ASV sẽ hữu ích cho Quý khách.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể và hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn