Phân biệt Tội cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, có hai tội danh thường bị nhầm lẫn, đó là tội “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản”.
Cướp tài sản và Cướp giật tài sản đều là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc trong các tội xâm phạm quyền sở hữu được quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Tuy nhiên hai tội danh này hoàn toàn tách biệt với nhau. Việc phân biệt chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân định hình phạt.
CƯỚP TÀI SẢN VÀ CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản được ghi nhận tại hai Điều riêng biệt, trong đó:
Điều 168 quy định về tội “Cướp tài sản”: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.
Điều 171 quy định về tội “Cướp giật tài sản”: “1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, hình phạt cho tội Cướp tài sản nặng hơn tội Cướp giật tài sản.
PHÂN BIỆT CƯỚP TÀI SẢN VÀ CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
Điểm giống nhau giữa Cướp tài sản và Cướp giật tài sản:
– Về mục đích: Người phạm tội đều có động cơ là muốn chiếm đoạt tài sản của người khác.
– Về tính chất: Cả hai hành vi Cướp hay Cướp giật được đề cập tới ở đây đều mang tính chất công khai, lộ liễu. Điều này trái ngược với hành vi lén lút, chui lủi của tội Trộm cắp tài sản.
Bởi những đặc điểm trên, thực tế nhiều người lầm tưởng hai tội danh này là một. Tuy nhiên chúng vẫn có các điểm khác nhau nhất định.
Điểm khác nhau giữa Cướp tài sản và Cướp giật tài sản:
– Về dấu hiệu khách quan của yếu tố chiếm đoạt:
Đối với tội Cướp tài sản: Chỉ cần hung thủ có mục đích chiếm đoạt là thỏa mãn yếu tố bắt buộc về sự chiếm đoạt và ý chí này phải được thể hiện ra bên ngoài.
Ví dụ như việc một người rút vũ khí đe dọa người khác đưa tài sản cho mình, ý chí muốn chiếm đoạt tài sản của người khác đã được xác định.
Đối với tội Cướp giật tài sản: Biểu hiện của sự chiếm đoạt phải được thể hiện bằng hành vi mới thỏa mãn yếu tố bắt buộc về sự chiếm đoạt.
Ví dụ như một người tìm cách áp sát và giật túi xách của người khác. Cho dù việc cướp giật đó có thành hay không, hành vi chiếm đoạt tài sản lúc ấy đã được thực hiện.
– Về phương thức thực hiện tội phạm:
Đối với tội Cướp tài sản: Tội phạm được thực hiện bằng đe dọa, dùng vũ lực ngay tức khắc. Hung thủ cũng có thể dùng các thủ đoạn làm cho nạn nhân rơi vào trạng thái không chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đối với tội Cướp tài sản: Phương thức thực hiện tội phạm sẽ đơn giản hơn, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản để tẩu thoát, chứ không kiểm soát ý chí của nạn nhân quá nhiều.
– Về khách thể bị xâm phạm:
Cả hai tội đều xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, song tội cướp tài sản còn xâm phạm đến quyền nhân thân.
– Về khung hình phạt:
Điều 168 quy định về tội “Cướp tài sản”: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.
Điều 171 quy định về tội “Cướp giật tài sản”: “1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, hình phạt cho tội Cướp tài sản nặng hơn tội Cướp giật tài sản.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp, ban đầu người phạm tội đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản nhưng không thành. Sau đó người đó lại thực hiện hành vi cướp tài sản, khi ấy người này sẽ bị xem là phạm tội Cướp tài sản.
Trên đây là tư vấn của Luật Ánh Sáng Việt về Phân biệt tội cướp tài sản và Cướp giật tài sản. Quý vị có bất kỳ thắc mắc gì về tội phạm hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com