skip to Main Content

Phân biệt khiếu nại và tố cáo- Luật Ánh Sáng Việt

Giữa khiếu nại khác và tố cáo khác nhau như thế nào?

Khiếu nại và tố cáo là hai từ khá quen thuộc trong pháp luật hành chính, không chỉ quen thuộc trong phạm vi pháp luật, mà cuộc sống thường nhật vẫn thường sử dụng chúng, thế nhưng, bản chất của 2 từ này hoàn toàn khác nhau. Làm sao để hiểu rõ thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo? Trường hợp nào là khiếu nại, trường hợp nào là tố cáo?

Trước tiên, cần phải hiểu khiếu nại và tố cáo là gì?

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Sự khác biệt giữa khiếu nại và tố cáo thể hiện trên các khía cạnh sau:

Trong việc khiếu nại, cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Khác với khiếu nại, chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo như quy định trong Luật tố cáo chỉ có thể là công dân.  

 Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Khi khiếu nại, người khiếu nại phải khiếu nại với đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đối với bất cứ cơ quan nhà nước nào. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan nhận được có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết; nếu người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan đó có trách nhiệm hướng dẫn người tố để tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền.

Nếu Quý khách có thắc mắc liên quan đến khiếu nại và tố cáo, vui lòng liên hệ đến chúng tôi.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn