Phân biệt tội cướp tài sản- Cướp giật tài sản- Cưỡng đoạt tài sản
Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung có hiệu lực ngày 01/01/2018 đã có những quy định sửa đổi về 3 tội danh Cướp tài sản; Cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản. Vậy 3 tội danh này có sự khác biệt như thế nào? Luật Ánh Sáng Việt xin đưa ra các ý kiến để phân biệt 3 tội danh này như sau:
Giống nhau:
– Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản, xâm phạm quyền sở hữu của người khác;
– Lỗi cố ý;
– Chủ thể phạm tội: Người đủ 14 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 thì phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi.
Khác nhau:
Cướp tài sản | Cướp giật tài sản | Cưỡng đoạt tài sản | |
Căn cứ | Điều 168, Bộ luật hình sự 2015 | Điều 171, Bộ luật hình sự 2015 | Điều 170, Bộ luật hình sự 2015 |
Hành vi | – Dùng vũ lực: Người phạm tội tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. – Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi cụ thể của người phạm tội nhằm biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. – Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. | – Cướp giật tài sản của người khác Người phạm tội thường thực hiện hành vi một cách nhanh chóng Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát Điểm quan trọng ở đây là tính nhanh chóng của hành vi và không sử dụng vũ lực với nạn nhân | Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản Hành vi của người phạm tội là đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần của người khác, tức là có thể sử dụng lời nói để uy hiếp nạn nhận trước, nếu người phạm tội có dùng vũ lực thì nó sẽ diễn ra sau một thời gian chứ không diễn ra ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể chống cự được, chứ không mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản.
|
Khách thể | – Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản; – Xâm phạm quyền nhân thân. | – Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản. | – Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản; – Xâm phạm quyền nhân thân. |
Hình phạt cơ bản | 03 năm đến 10 năm tù | 01 năm đến 05 năm tù | 01 năm đến 05 năm tù |
Điểm mới | Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm cho hành vi chuẩn bị phạm tội |
Trên đây là phân tích của Luật Ánh Sáng Việt. Quý khách hàng còn thắc mắc về pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết về Hình sự của chúng tôi tại đây
Trân trọng!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com