skip to Main Content

NHỮNG LƯU Ý KHI SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý KHI SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Khi sáp nhập doanh nghiệp cần lưu ý:

4

LƯU Ý VỀ ĐIỀU KIỆN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới 30% thị phần trên thị phần liên quan sẽ được sáp nhập với nhau.

LƯU Ý CÁC TRƯỜNG HỢP HẠN CHẾ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

  1. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật Cạnh tranh 2018 có quy định khác.
  2. Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật Cạnh tranh 2018 có quy định khác.
  3. Một số trường hợp hạn chế sáp nhập khác được quy định tại Điều 30, 31 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như sau:
  • Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
  • Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
  • Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
  • Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
  • Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
  • Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
  • Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

LƯU Ý VỀ TÌNH TRẠNG TÀI SẢN KHI SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Khi các doanh nghiệp tiến hành sáp nhập với nhau thì vấn đề về tài sản và nghĩa vụ về thuế là một trong những lưu ý mà các bên sáp nhập quan tâm. Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào kho bạc Nhà nước trước khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, sau khi sáp nhập với nhau thì doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0936 214 556 – 024.66846117.

Trân trọng!

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn