NHÃN HIỆU BỊ TỪ CHỐI KHI NÀO?
Nhãn hiệu bị từ chối khi nào? Lý do bị từ chối là gì? Các trường hợp nào thì nhãn hiệu bị từ chối? Bài viết dưới đây của Luật Ánh Sáng Việt sẽ trả lời cho câu hỏi trên.
Nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ có giá tri lớn. Là một chủ doanh nghiệp hay một cá nhân đang sở hữu Là một chủ doanh nghiệp hay một cá nhân đang sở hữu một nhãn hiệu, cần biết rằng trên thực tế, không phải đơn đăng ký nhãn hiệu nào cũng được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ. Vẫn có những trường hợp nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ chỉ vì vi phạm những lỗi cực kì cơ bản.
Theo Luật sở hữu trí tuệ, để một nhãn hiệu được công nhận phải mất ít nhất 12 tháng thẩm định đơn đăng ký (thực tế thì trung bình khoảng 18 tháng hoặc có thể lâu hơn do số lượng đơn nhiều) với điều kiện phải đáp ứng trước khi tiền hành nộp đơn đăng ký.
Do đó, các trường hợp nhãn hiệu bị từ chối sẽ bao gồm:
1. ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC
Sau khi được nộp thành công lên Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ phải trải qua giai đoạn Thẩm định hình thức, kéo dài trong vòng 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận. Ở giai đoạn này, đơn đăng ký có thể bị xem xét là không hợp lệ dẫn đến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ vì những lí do sau:
- Đơn sai về cách trình bày (sai mẫu, sai chính tả, tẩy xóa nhiều, kích cỡ mẫu nhãn không bằng nhau…)
- Các tài liệu đi kèm đơn không đầy đủ. Thường thì hồ sơ sẽ bắt buộc bao gồm 2 tờ khai đăng ký nhãn hiệu và 5 mẫu nhãn, nếu không đủ 2 loại giấy tờ này thì tài liệu coi như không đủ.
- Mô tả nhãn hiệu thiếu, chưa rõ ràng, không ghi chú loại nhãn hiệu, phân nhóm nhãn hiệu sai,…
2. ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Các nguyên do chủ yếu dẫn đến đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu về nội dung là:
a) Bản thân nhãn hiệu thuộc trường hợp không được bảo hộ
Tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về các trường hợp khiến cho nhãn hiệu không đươc bảo hộ:
- Có chứa dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức có thể gây nhầm lẫn với các hình quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia.
- Có chứa dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các biểu tượng, cở, huy hiệu, dấu chứng nhận, tên viết tắt, tên đầy đủ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam và quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
- Có chứa dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc danh nhân của Việt Nam và nước ngoài.
- Có chứa dấu hiệu mô tả cụ thể đặc tính, nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
- Nhãn hiệu phải mang tính chất phân biệt đối với các nhãn hiệu khác. Ví dụ đối với trường hợp nhãn hiệu là một hoặc hai chữ cái ghép lại và không có nghĩa thì sẽ bị từ chối bảo hộ, tương tự với các nhãn hiệu mang tính chất mô tả sản phẩm, dịch vụ.
b) Từ chối bảo hộ nhãn hiệu vì có nhãn tương tự được đăng ký hoặc hưởng thời gian ưu tiên trước
Do sự rộng lớn và mênh mông của thị trường, cùng với sự giao thoa của các ý tưởng kinh doanh đã khiến cho rất nhiều chủ sở hữu chọn cho mình một nhãn hiệu đã bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.
Trong trường hợp này, có thể phân xét đến thời gian nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của nhãn hiệu để quyết định xem nhãn nào sẽ được bảo hộ.
Tuy nhiên trong trường hợp hai nhãn hiệu tương tự nhau, nếu như chuyên viên thẩm định có ý kiến đánh giá rằng hai nhãn hiệu này vẫn có khả năng phân biệt được thì nhãn hiệu đó vẫn có khă năng được bảo hộ.
Bên cạnh đó trong thời hạn thẩm định nội dung, nhãn hiệu sẽ được công bố trên website của Cục sở hữu trí tuệ và các báo sở hữu công nghiệp. Nếu có các cá nhân hay tổ chức nào cảm thấy nhãn hiệu đó có khả năng tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cũng có thể khiếu nại để phản đối việc bảo hộ nhãn hiệu đó.
- Bài viết xem thêm: “Phải làm gì khi nhãn hiệu bi từ chối bảo hộ?”
Trên đây là tư vấn của Luật Ánh Sáng Việt về các vấn đề từ chối bảo hộ nhãn hiệu, Quý khách cần tư vấn về bảo hộ nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988975005
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com