skip to Main Content

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC TẶNG CHO DI SẢN CHO NGƯỜI THỪA KẾ KHÁC KHÔNG?

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC TẶNG CHO PHẦN DI SẢN CHO NGƯỜI THỪA KẾ KHÁC KHÔNG?

Thêm Nội Dung Thân Văn Bản (2)

Tình huống pháp lý: Chồng tôi vừa qua đời, giữa tôi và chồng có tài sản chung là quyền sử dụng đất mà gia đình tôi đang sinh sống. Vợ chồng tôi có 2 đứa con, một đứa 19  tuổi và 1 đứa 16 tuổi, cha mẹ bên chồng đều đã mất. Tôi muốn hỏi, nay để các con tôi ký văn bản thoả thuận tặng cho toàn bộ phần di sản là nhà đất của các con cho tôi để một mình tôi đứng tên trên GCNQSDĐ, tiện cho công việc làm ăn có được không, nhờ Quý Công ty tư vấn. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, ASV có một số trao đổi như sau:

Đối với người con lớn của Quý khách hiện đã trên 18 tuổi, nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (không bị mất năng lực hành vi dân sự, không khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi hoặc không hạn chế năng lực hành vi dân sự) thì được tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này, người con 19 tuổi của Quý khách có thể ký văn bản thoả thuận tặng cho toàn bộ phần di sản mà con được hưởng cho bạn.

Đối với người con 16 tuổi của Quý khách, khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: “4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Như vậy, người chưa đủ 18 tuổi không được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản mà cần phải có người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện giao dịch.

Về người đại diện theo pháp luật của cá nhân, tại Điều 136 BLDS 2015 có quy định:

“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

  1. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  2. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  3. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt theo khoản 2,3,4 Điều 136 BLDS 2015 thì Quý khách chính là người đại diện theo pháp luật của người con 16 tuổi.

Về phạm vi đại diện, theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì: “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện với người đó, trừ pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn không thể ký vào văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế với đồng thời 2 tư cách là người nhận di sản và người đại diện của người dưới 18 tuổi tặng cho di sản thừa kế. Trường hợp này, bạn có thể đợi thêm một thời gian nữa để con đủ 18 tuổi, hoặc thoả thuận phân chia di sản thừa kế (người con lớn tặng cho toàn bộ di sản thừa kế cho bạn hoặc từ chối nhận di sản thừa kế) để cùng người con út đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là ý kiến tư vấn của ASV liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của ASV sẽ hữu ích cho Quý khách.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0988975005.

 

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn