skip to Main Content

MUA GIẤY KHÁM SỨC KHỎE LÀM VIỆC BỊ PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?

1. Tại sao cần giấy khám sức khỏe khi xin việc?

Khám sức khỏe xin việc làm là hình thức tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, nhằm bảo đảm thể trạng khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng hay truyền nhiễm, phù hợp năng lực lao động với vị trí ứng tuyển. Từ kết quả kiểm tra trong hồ sơ khám sức khỏe, doanh nghiệp có thể biết được người lao động có đáp ứng đầy đủ về mặt thể chất để cống hiến, làm việc hay không. Do đó, đây là một trong nhưng thủ tục không thể thiếu của người lao động khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tuyển dụng cũng đều yêu cầu có giấy khám sức khỏe của người lao động.

Giấy khám sức khỏe là tài liệu xác minh tình trạng sức khỏe tổng quát của bản thân do bệnh viện hoặc các phòng khám cung cấp, chứng nhận. Trong giấy khám sức khỏe có nhiều mục bao gồm khám mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, thần kinh, tuần hoàn vận động, các bệnh khác, khám máu, xét nghiệm cận lâm sàng và cuối cùng là kết luận của các bác sĩ. Ngoài ra trong việc khám sức khỏe cần phải có ảnh, kèm đóng đóng dấu giáp lai của bệnh viện nơi thực hiện khám cho bệnh nhân. Chúng ta có thể thấy giấy khám sức khỏe xuất hiện nhiều trong các hồ ớ xin việc hiện nay. Đây là yêu cầu có bản của nhà tuyển dụng đối với người lao động. Giấy khám sức khỏe là bằng chứng chứng minh khả năng, sức khỏe của người lao động để làm tốt được các công việc của vị trí ứng tuyển. Việc làm này vừa tốt cho công việc cũng là một cơ hội để cho người lao động được khám tổng quát sức khỏe bản thân để phát hiện ra những căn bệnh ẩn chứa trong cơ thể.

Theo quy định của bộ y tế, ở Thông tư 14/2013/TT-BYT, trong hồ sơ xin việc của các ứng viên đều là cần có giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất. Nếu như ứng viên đảm bảo về yêu cầu chuyên môn và có sức khỏe tốt thì sẽ được gọi đi phỏng vấn trực tiếp.

2. Mua giấy khám sức khỏe bị xử phạt tiền, phạt tù ?  

2.1 Mức xử phạt tiền khi mua giấy khám sức khỏe 

Mua giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.

 

2.2 Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. 

+ Mặt khách quan: Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức: Có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức. Được hiểu là hành vi tạo ra con dấu giả giống như con dấu thật của cơ quan, tổ chức, đang sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật. Đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức: tức là có hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu giả hoặc các loại giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức tuy không phải do mình làm ra để thực hiện hành vi trái pháp luật.

+ Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước

+ Chủ quan: lỗi cố ý

+ Chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn