skip to Main Content

KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CỦA NHÃN HIỆU

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu là như thế nào? Để được bảo hộ nhãn hiệu của bạn thì đây là một trong những điều kiện không thể thiếu. Với bài viết này, Luật Ánh Sáng Việt sẽ giúp khách quý khách hàng tìm hiểu về vấn đề này.

     1. NHÃN HIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU 

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Một trong những yếu tố đảm bảo cho nhãn hiệu được bảo hộ là: Khả năng phân biệt của nó đối với các nhãn hiệu đối chứng khác.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu đến từ một số yếu tố độc đáo dễ nhận biết. Hoặc từ nhiều các yếu tố nhỏ lẻ với nhau. Nhưng lại kết hợp tạo thành một tổng thể độc đáo, dễ ghi nhớ và không phải dấu hiệu bị loại trừ.

       2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CỦA NHÃN HIỆU

* Mục đích của nhãn hiệu: 

 + Để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân.

 + Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện về khả năng phân biệt dưới đây:

–          Là dấu hiệu được nhận dạng dưới hình thức các chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Thậm chí là hình ảnh ba chiều. Hoặc kết hợp giữ nhiều yếu tố trên, bao gồm cả màu sắc.

–          Có khả năng giúp nhận biết hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thế khác.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu nước Aquafina và Lavie

                 Khả năng phân biệt của nhãn hiệu nước Aquafina và Lavie

        3. CÁC TRƯỜNG HỢP NHÃN HIỆU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT

Một nhãn hiệu sẽ được coi là không có khả năng phân biệt nếu thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu là hình và hình học đơn giản, là các chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng (ngoại trừ trường hợp các yếu tố trên đã được sử dụng rộng rãi dưới danh nghĩa nhãn hiệu);

Thứ hai, nhãn hiệu là dấu hiệu, quy ước, hình vẽ hoặc chính tên gọi của hàng hóa, dịch vụ, bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng và thừa nhận bởi đại đa số;

Thứ ba, nhãn hiệu có chi tiết chỉ thời gian, địa điểm, phương thức sản xuất, chủng loại, tính chất, thành phần, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, đặc tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó có thể phân biệt được thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn;

Thứ tư, nhãn hiệu có chứa dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

Thứ năm, nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp dấu hiệu đó được sử dụng phổ biến với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận;

Thứ sáu, nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký khác nếu đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Thứ bảy, nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dung và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên trong trường hợp hưởng quyền ưu tiên;

Thứ tám, nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự về nhóm đăng ký đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng khác; kể cả trong trường hợp nhãn hiệu đó đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự nhưng việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu làm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Thứ chín, nhãn hiệu có chứa dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, gây nên sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Thứ mười, nhãn hiệu dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc của hàng hóa;

Thứ mười một, nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của chủ sở hữu khác nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với nhãn hiệu.

 Ngoài bài viết về Khả năng phân biệt của nhãn hiệu, Quý khách hàng xem thêm: 

 1. Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ khi nào khi nào? 

2. Phải làm gì khi nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ? 

3. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất. 

4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Ánh Sáng Việt

Trên đây là tư vấn của Luật Ánh Sáng Việt về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Hy vọng rằng bài viết có thể giúp Quý khách hiểu rõ về nhãn hiệu cũng như khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Để được tư vấn kỹ hơn và thực hiện giúp quý khách thủ tuc đăng ký nhãn hiệu, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0988975005

Chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách trải nghiệm dịch vụ pháp lý vô cùng hài lòng!

Trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn