skip to Main Content

Hành trình đi tìm công lý cho cán bộ lão thành cách mạng kỳ 1.

UBND huyện Sơn Tịnh – Tỉnh Quảng Ngãi ban hành văn bản giả quyết khiếu nại trái pháp luật.

 

Một buổi chiều mùa xuân năm 2016, Bác Phan Ngọc – một cán bộ lão thành cách mạng đến văn phòng tôi. Bước chân vào văn phòng Bác lẩm nhẩm đọc to dòng chữ trên logo “Công ty luật Ánh Sáng Việt” rồi Bác thốt lên “Ánh sáng công lý đây rồi”. Cả văn phòng chúng tôi ai cũng nhìn về phía Bác. Với dáng người thấp, đậm, nước da ngăm ngăm và điểm chút giám nắng, không chút ngại ngùng Bác nói to như cầu cứu các luật sư “Giúp bác với”.

Tôi mời Bác vào phòng tôi ngồi uống nước và hỏi rõ sự tình của Bác. Sau khi nhấp môi chén trà nóng Bác trầm tư thuật lại sự tình. Bác kể:

“Gia đình tôi ở Huyện Sơn tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thời kỳ kháng chiến chống Pháp giai đoạn năm 1940 – 1945 và thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cha mẹ đẻ của tôi là cụ  Phan Xu và cụ Huỳnh Thị Đằng là một cán bộ cách mạng hoạt động bí mật tại địa phương. Gia đình tôi đã nuôi dấu nhiều cán bộ cách mạng Trung Ương lúc bấy giờ vào hoạt động xây dựng tổ chức cách mạng như cụ Nguyễn Chánh …. Khi ấy gia đình tôi sinh sống và chồng hoa màu trên thửa đất rộng khoảng hơn 1ha tọa lạc tại Thôn Phú Thành, xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Thửa đất này trước đây thuộc diện đất hoang hóa không người sử dụng gia đình tôi tự khai hoang và mở rộng. Trong quê tôi lúc bấy giờ toàn là đồng rừng mênh mông, chất đất khô cằn nên năng xuất trồng trọt rất thấp”.

“Năm 1954, chấp hành theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tôi tập kết ra Miền Bắc công tác cách mạng và sinh sống, thửa đất này vẫn do gia đình chúng tôi quản lý và sử dụng. Khoảng năm 1966 chiến tranh diễn ra ác liệt, khu đất gia đình tôi cũng như toàn thôn Phú Thành lúc đó bị bom đạn tàn phá phải đi sơ tán. Ở quê nhà, Cha tôi hoạt động cách mạng và bị địch phát hiện đưa đi quản thúc tại Chu Lai – Quảng Nam, năm 1972 cha tôi được trở về tiếp tục sinh sống và canh tác trên mảnh đất cũ của gia đình. Đến tháng 9 năm 1973 cha tôi mất, thửa đất được em trai tôi là ông Phan Minh Quế và chị Dâu là bà Hồ Thị Đào tiếp tục quản lý sử dụng. Năm 1985, chi Hội bô lão (nay là Hội người cao tuổi) thôn Phú Thành được sự hỗ trợ của cán bộ cấp xã lúc bấy giờ đã lẫn chiếm gần 7000 m2 đất của gia đình tôi để sử dụng trồng cây Bạch đàn lấy tiền gây quỹ và cho đến nay tôi đã yêu cầu nhiều lần vẫn không được trả lại. Tôi đã ngửi đơn đến chính quyền địa phương cấp xã và cấp huyện vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Tại UBND cấp xã, tôi đã yêu cầu xác minh và trả lời tôi về nguồn gốc đất đai của gia đình tôi thì được xác nhận rõ ngốn gốc đất là của cụ Phan Xu (cha tôi), nhưng UBND xã lại lấy lý do đất đó Hội người cao tuổi đã sử dụng từ năm 1985, gia đình tôi không có ý kiến gì nên bây giờ đất này thuộc diện đất công, do nhà nước quản lý.

“Cha tôi là người có công với cách mạng đã được Đảng và Nhà nước công nhận”, thửa đất này với chúng tôi không có giá trị kinh tế nhưng nó lại mang giá trị lịch sử to lớn đối với gia đình tôi và cũng là một điạ danh mang dấu ấn lịch sử của địa phương này”

Tôi đã đi đến nhiều cơ quan ở Trung Ương (thanh tra Chính PHủ, UBTV Quốc Hội, Văn phòng Thủ Tướng), cũng có nhiều văn bản chỉ đạo xem xét giải quyết gửi về cấp huyện nhưng đến nay vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Các luật sư xem xét giúp đỡ gia đình Bác, đây là tâm nguyện cuối cùng mà Bác muốn làm với mong mốn có đất sẽ xây được ngôi nhà tưởng niệm nho nhỏ tại quê hương vừa để thắp hương cho các cụ, vừa để cho con cháu nhìn vào đó mà học tập noi gương truyền thống ông cha”.

Nói đến đây Bác trầm tư suy nghĩ, đôi mắt già lua của Bác nhìn về phía tôi như muốn khẩn khoản sự đồng cảm và giúp đỡ, hai tay Bác run run khi cầm tập hồ sơ đưa cho tôi. Bác nói tiếp:

“Hồ sơ này là Bác đã tập hợp và tìm kiếm hơn một năm nay, luật sư xem cho Bác. Bác cũng xin trình bày thật, năm nay đã già (85 tuổi), là cán bộ cách mạng được hưởng chế độ hưu trí, nhưng cũng chỉ có vài đồng lương nên kinh tế không được dư giả, mong các luật sư giúp đỡ bác”.

Nhìn Bác với dáng người nhỏ thó, dáng vẻ già lua những vẫn toát lên phong thái của một cán bộ cách mạng chắc chắn, thẳng thắn và chân thật. Nghe Bác nói chuyện về lịch sử cách mạng vẻ vang của gia đình, của bản thân bác mà thôi thấy lòng tự hào dân tộc trào dâng. Những con người ấy, những tinh thần ấy đã đem lại nền độc lập dân tộc cho chúng ta ngày nay – một cuộc sống yên bình không còn nô lệ.

Không chút do dự, tôi nhận tập hồ sơ của Bác và hứa, cháu sẽ xem kỹ trường hợp của Bác, nếu có cơ sở để yêu cầu nhất định cháu sẽ giúp Bác và gia đình, Bác đừng lo lắng, chúng cháu luôn biết ơn những cán bộ cách mạng như Bác và gia đình, công ty cháu có chính sách hỗ trợ tư vấn miễn phí cho tất cả những hộ gia đình chính sách có công với cách mạng, hộ nghèo theo quy định. Vì vậy bác sẽ không mất chi phí tư vấn nên Bác cứ yên tâm đi nhé.

Nghe tôi nói vậy Bác Phan Ngọc vui lắm, Bác nói cảm ơn luật sư, nếu được các luật sư giúp, Bác sẽ vẫn có chút kinh phí để hỗ trợ cùng văn phòng để chia sẻ những chi phí cho văn phòng vì đi lại rất xa.

Tôi và Bác chuyện trò vui vẻ một lúc rồi Bác xin phép tôi ra về, tôi hẹn bác ba ngày sau quay lại văn phòng để nghe ý kiến ư vấn đánh giá hồ sơ của chúng tôi.

Ký sự: Hành trình đi tìm công lý Bác Phan Ngọc, phần 1.

Luật sư: Tạ Văn Phú

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn