skip to Main Content

GIAN LẬN TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM

Tình huống: Anh A đang làm việc tại phòng khám sức khỏe tại địa phương X, trong thời gian công tác tại cơ sở anh A nhận thấy quá trình chi trả bảo hiểm cho các khách hàng bị gãy xương khá dễ thực hiện nên đã thông đồng với bệnh nhân đã làm giả 15 bộ hồ sơ bệnh án và thực hiện hơn 20 yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với Công ty bảo hiểm Y. Với mỗi hồ sơ bệnh án có vấn đề về gãy xương sẽ được Công ty bảo hiểm Y chi trả từ 30 triệu đến 150 triệu đồng. Ngoài ra, trong một số trường hợp không có bệnh nhân thực tế thì anh A liên kết với một số cán bộ công tác tại cơ sở y tế có chức năng chụp X – quang để chỉnh sửa hình ảnh phim, ký vào các tài liệu khống. Anh A làm giả nhiều hồ sơ bệnh án và thực hiện nhiều yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền đã được chi trả hơn 1 tỷ đồng, trục lợi cho cá nhân. Vậy anh A có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì? 

Luật sư ASV trả lời:

Theo khoản 4 Điều 9 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các hành vi bị cấm là các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:

  • Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Đối với tình huống nêu trên, xét thấy hành vi của anh A được coi là hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân, bao gồm các hành vi: thông đồng với bệnh nhân làm giả hồ sơ bệnh án; liên kết với một số cán bộ công tác tại cơ sở y tế có chức năng để chỉnh sửa ảnh phim, ký vào các tài liệu khống; thực hiện nhiều yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền đã được chi trả hơn 1 tỷ đồng. 

Căn cứ theo điểm a, điểm c khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về khung hình phạt đối với Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, trường hợp của anh A có thể phải chịu các hình phạt, như sau:

  • Người nào thực hiện một trong các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm và  trả tiền bảo hiểm chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Người thực hiện hành vi chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
  • Ngoài ra, đối với hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là quan điểm của Công ty Luật TNHH Ánh Sáng Việt về tình huống. 

Mong sẽ giúp được anh/ chị giải quyết được các thắc mắc. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn