skip to Main Content

Di chúc miệng có giá trị pháp lý hay không ?

DI CHÚC MIỆNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ HAY KHÔNG? 

I) Căn cứ pháp lý: Bộ Luật Dân sự năm 2015

 II) Di chúc là gì? 

-Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

-Về hình thức của di chúc:

Căn cứ Điều 627 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định hình thức di chúc như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không lập được thành văn bản thì có thể lập được bằng miệng.

Như vậy, di chúc không không chỉ có thể được lập thành văn bản, mà di chúc bằng miệng cũng có thể có hiệu lực. Vậy di chúc bằng miệng như thế nào mới được coi là có hiệu lực?

                                                                DI CHÚC MIỆNG (ẢNH MINH HỌA)

III) Luật Ánh Sáng Việt tư vấn như sau: 

Căn cứ vào Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lập di chúc bằng miệng:

“1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Như vậy, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký và điểm chỉ của người làm chứng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm người làm chứng cho việc lập di chúc, Căn cứ Điều 632 Bộ luật dân sự quy định như sau:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

Như vậy, di chúc miệng cũng là một hình thức di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện. Do đó, hiệu lực của di chúc miệng cũng theo quy định chung về hiệu lực của di chúc quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trên đây là tư vấn của Luật Ánh Sáng Việt về Di chúc miệng. Nếu Quý khách còn thắc mắc về Di chúc, Phân chia di sản thừa kế, Thừa kế thế vị,…hay bất kỳ vấn đề pháp lý nào, hãy liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ hoặc hotline bên dưới để nhận được sự tư vấn.

Trân trọng cảm ơn!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn