skip to Main Content

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

          Cá nhân hoặc nhóm cá nhân có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ thường lựa chọn thành lập hộ kinh doanh để bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Vậy cách thức để đăng ký hộ kinh doanh như thế nào, sau đây Luật Ánh Sáng Việt sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:

I. Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2014;

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

II. Nội dung

1. Phạm vi hoạt động của hộ kinh doanh

           Theo quy định của pháp luật, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. . Như vậy, hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất, không được sử dụng quá 10 lao động. Hộ kinh doanh mà sử dụng hơn 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

2. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

          Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

3. Cách đặt tên hộ kinh doanh

  • Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố là: Loại hình “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Ví dụ tên: Hộ kinh doanh Gia Phát
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

4. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện tham gia hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (đối với trường hợp hộ kinh doanh cho một nhóm cá nhân thành lập).
  • Những giấy tờ khác nếu cần.

5. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh

       Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận nơi đặt địa điểm kinh doanh.

III. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Luật Ánh Sáng Việt

1. Công việc thực hiện

  • Soạn thảo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
  • Tư vấn các nội dung có khác liên quan.

2. Thời gian thực hiện

        05 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng ký đầy đủ hồ sơ và giao lại cho Luật Ánh Sáng Việt.

3. Kết quả nhận được

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Hồ sơ lưu.

    Quý khách có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh hoặc có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ Hotline 0961.204.082 để được tư vấn.

           Trân trọng!

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn